Đài Loan vượt qua Nhật Bản và Hàn Quốc, đứng thứ 14 trong bảng xếp hạng các quốc gia và khu vực giàu nhất trên thế giới

Theo công bố mới nhất của tạp chí Tài chính toàn cầu (Global Finance) của Mỹ về bảng xếp hạng “Các quốc gia, khu vực giàu nhất trên thế giới năm 2024” , tổng sản phẩm quốc nội bình quân trên đầu người (GDP) của Đài Loan đạt 76.858 USD và xếp thứ 14 trên thế giới, không chỉ vượt xa Trung Quốc khi đứng ở vị trí 78, còn dẫn trước các nước láng giềng ở châu Á như Nhật Bản (xếp thứ 36) và Hàn Quốc (xếp thứ 30).

Đứng đầu bảng xếp hạng lần này là quốc gia nhỏ bé của châu Âu Luxembourg với GDP bình quân đạt 143.743 USD. Top 5 các nước đứng đầu trong bảng xếp hạng bao gồm: Luxembourg, đặc khu hành chính Ma Cao, Ireland, Singapore và Qatar. Theo quan sát cho thấy, các quốc gia và khu vực này đều có diện tích không lớn, khác với các cường quốc kinh tế.

Ban biên tập của tạp chí Global Finance cho rằng, để đánh giá mức độ giàu có của một quốc gia thì dùng GDP bình quân đầu người và sức mua tương đương (PPP) làm tiêu chuẩn có thể phản ánh mức sống của người dân quốc gia đó. Các cường quốc kinh tế dù có GDP bình quân đầu người cao, nhưng cơ cấu dân số cũng tương đối lớn, ngược lại, các quốc gia có dân số ít thì quy mô GDP có thể kéo cao giá trị bình quân đầu người.

Vì vậy, một nền kinh tế quy mô lớn với số lượng người siêu giàu đông đảo vẫn khó đạt được kết quả tốt trong bảng xếp hạng GDP bình quân đầu người. Mặt khác, một số nền kinh tế nhỏ, như Luxembourg được hưởng lợi từ hệ thống tài chính và thuế tiên tiến để thu hút đầu tư nước ngoài, còn Singapore thì có ngành tài chính phát triển, Ireland thu hút các công ty nước ngoài đến thiết lập văn phòng, còn Qatar cũng có nguồn tài nguyên phong phú và Ma Cao có ngành công nghiệp sòng bạc và du lịch bùng nổ. Vì vậy mà các nước này có mặt trong top đầu của bảng xếp hạng.

Báo cáo chỉ ra rằng mặc dù số liệu GDP bình quân đầu người ở các quốc gia này có vẻ đáng kinh ngạc, một số yếu tố khác như người nước ngoài trốn thuế và chất lượng cuộc sống của người dân địa phương thực sự được đánh giá quá cao. Tạp chí Global Finance tin rằng, về lâu dài, một quốc gia không chỉ phải tích lũy của cải mà còn phải theo đuổi sự công bằng và chính đáng. Nếu không, sự chênh lệch giàu nghèo quá mức sẽ cản trở sự phát triển chung, làm tăng chi phí xã hội như giáo dục y tế và gây ra các vấn đề tội phạm và tham nhũng.

Bảng xếp hạng này có thể không hoàn toàn phản ánh được tổng thể mức độ thịnh vượng của một quốc gia hay khu vực, nhưng ít nhất về mặt số liệu kinh tế cụ thể, nó cũng chứng minh được sức mạnh kinh tế của Đài Loan cũng tương đối tốt, và bắt kịp với các quốc gia láng giềng châu Á, rõ ràng kinh nghiệm phát triển của Đài Loan được đánh giá cao.

Đã thêm vào giỏ hàng

Scroll
Messenger Messenger
Google Map Google Map
Zalo Zalo
Gọi ngay Gọi ngay